Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Mời cộng tác viết nội dung cho site Công ty Đào tạo Kế toán Kimi

Mời cộng tác viết nội dung cho site Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Chào các bạn.
Cùng với sự đổi mới của các quy định nhà nước, đồng thời mong muốn mang lại cho các bạn thành viên những kiến thức bổ ích liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán... Kế toán Kimi đã tiến hành cho họat động trang tin để cung cấp cho các bạn những kiến thức liên quan thông qua các bài viết do BQT Kimi biên soạn, các bài viết sưu tầm từ các site cùng lĩnh vực... Mặc dù chúng tôi cũng đã có nhiều cố gắng nhưng cũng chưa thể đáp ứng được sự kỳ vọng của các bạn về vấn đề chất lượng bài viết cũng như số luợng bài được đăng tải. Chúng tôi mong nhận được sự cộng tác của tất cả quý độc giả, các bạn thành viên để trang tin này ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng...
Cùng với tinh thần cùng nhau chia sẻ, cùng nhau đóng góp, cộng đồng tạo nên sức mạnh, chúng tôi mong nhận được các bài viết của tất cả quý độc giả, các bạn thành viên để đóng góp cho kho kiến thức của cộng đồng kế toán tài chính Việt Nam.
Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế về mặt tài chính nhưng chúng tôi cũng sẽ có những khoản thù lao nhất định dành cho những bài viết được chọn đăng lên trang tin.
Hỗ trợ download Unikey 4.0 cho các bạn gõ có dấu nhé nè.
Các bài viết các bạn vui lòng gửi về địa chỉ:
Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
- Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tư vấn viên: (Ms. Nga) 098.441.7791 / (Mr.Tạo) 0943.900.200
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
TVV: 0914.64.3333
Rất mong được hợp tác với tất cả các bạn!

Bản chất của công việc thu hồi nợ

NỘI DUNG CHI TIẾT KHÓA HỌC:

Thời lượng

NỘI DUNG


2 Buổi
Bản chất của các khỏan nợ và công việc thu hồi nợ
• Ý nghĩa của các khoản tín dụng
• Nguyên nhân của các khoản nợ khó đòi
• Thu nợ tức là làm gì?
• Vài trò của nhân viên thu nợ trong hoạt động kinh doanh
• Thái độ cần có của một nhân viên thu nợ: niềm tin chiến thắng
Quy trình thu hồi nợ
Các Phương Pháp Thu hồi nợ
Kỹ năng đàm phán khi thu hồi nợ
• Các bước chuẩn bị và tiến trình đàm phán trong thu hồi nợ
• Những thông tin cần chuẩn bị trước khi tiếp xúc khách nợ
• Các bước thương lượng khi đòi nợ
• Nguyên tắc đàm phàn với khách hàng
Kĩ năng giao tiếp trong thu hồi nợ
• Ý nghĩa của việc giao với khách hàng
• Bạn cần gì để giao tiếp tốt?
• Diễn dịch thông điệp của khách hàng như thế nào?
Ý nghĩa của thời gian đối với công việc thu nợ
• Việc thu hồi nợ bắt đầu từ lúc nào?
• Những rủi ro khi kéo dài thời gian thanh toán.

 







 2 Buổi
Khái niệm về nợ
Nợ dân sự và vấn đề hình sự trong nợ dân sự
Nợ dân sự: Các hình thức nợ dân sự:
Hình sự: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự.
Thẩm quyền giải quyết: Nợ  Dân sự; Hình sự
Các chứng cứ trong việc thu hồi nợ: Khái niệm về chứng cứ: Các yếu tố về chứng cứ: Các loại chứng cứ: Các chứng cứ được pháp luật chấp nhận, Các chứng cứ chỉ có giá trị tham khảo hoặc đối chiếu
Các chủ thể nợ: Chủ thể trực tiếp; Chủ thể gián tiếp; Bảo lãnh trong vay nợ; Phương pháp giải quyết            
Các biện pháp đề phòng rủi ro trong công nợ
Khả năng trả nợ của người mượn nợ
Soạn thảo trong Hợp đồng dân sự, thương mại
Cách soạn thảo một Hợp đồng; Thủ tục và phương pháp ghi nhận nợ
Tham khảo: Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng vay
Bài học rút ra từ các vụ án dân sự



Hỗ trợ download Unikey 4.0 cho các bạn học viên học Kế toán Tổng hợp nè.
Mọi thông tin liên hệ. Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
- Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tư vấn viên: (Ms. Nga) 098.441.7791 / (Mr.Tạo) 0943.900.200
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
TVV: 0914.64.3333

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Pháp luật thu hồi nợ

PHÁP LUẬT VÀ NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN
THU HI N

Ghi danh ngay để TỰ CỨU MÌNH TRONG GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN ĐẦY RỦI RO HÔM NAY.
Chương trình tổ chức linh hoạt vào các buổi tối và ngày cuối tuần, ngắn gọn, trọng tâm, thực tiễn.

THỜI GIAN

-        Khóa học gồm 4 buổi học, mỗi buổi kéo dài 3h15’ (4 tiết học)
-        Tuần Học Thứ 3 và Thứ 5 Khai Giảng vào 17/11
-        Tuần học vào Thứ 7 và Chủ Nhật Khai Giảng vào 19/11
-        Tuần Học Vào Thứ 4 và Thứ 6 Khai Giảng ngày 23/11

Hỗ trợ tải Unikey 4.0 cho các bạn học viên học Kế toán Thuế nè.
Mọi thông tin liên hệ. Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
- Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tư vấn viên: (Ms. Nga) 098.441.7791 / (Mr.Tạo) 0943.900.200
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
TVV: 0914.64.3333

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Khóa học Kế toán Tổng hợp

Khóa học Kế toán Tổng hợp tại Công ty Đào tạo Kế toán Kimi
Khóa học dành cho:
-         Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chưa có kinh nghiệm;
-         Kế toán viên đang làm tại các Doanh nghiệp muốn nâng cao nghiệp vụ Kế toán Tổng hợp;
-         Các Giám đốc muốn học để quản lý công việc Kế toán trong Doanh nghiệp.
Nội dung khóa học:
- Ôn lại nghiệp vụ phát sinh
- Tính giá thành sản phẩm
- Kế toán Thuế: Tính Thuế, kê khai và nộp báo cáo Thuế, hạn chế một số lỗi sai khi làm BC Thuế, các cách sửa chữa, điều chỉnh, in báo cáo thuế;
- Trích nộp bảo Hiểm xã hội và các khoản trích theo lương
- Lập sổ sách chứng từ kế toán bằng tay, lập bctc bằng tay
- Lập BC Tài Chính, BC thuế trên máy
- Quản lý phần mềm kế toán Excel
Thời gian học: 20 buổi
Lịch học: – Sáng từ 9h – 11h               – Chiều từ 2h30 – 4h30               – Tối từ 6h30 – 8h30
Mọi thông tin xin liên hệ:
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 – 04.668.48883
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: 098.441.7791 – Ms. Nga / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – TP HCM
Quản lý: Mr. Sơn - 0914.64.3333
Tư vấn viên: Ms. Khánh Ly: 0907.434.726  / Mr.Tạo - 0943.900.200
Yahoo: kimitraining11 / kimitraining12 / kimitraining13
Kimi Training trân trọng giới thiệu!
Một số hình ảnh lớp Kế toán Tổng hợp:
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Học Kế toán ở đâu, học ở Kimi Training

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Hướng dẫn làm báo cáo Thuế bằng Tiếng Anh


Chào các bạn.
Xin giới thiệu với  các bạn Tài liệu hướng dẫn về thuế GTGT và hóa đơn bằng tiếng Anh: Hội tư vấn thuế Việt Nam đã phối hợp với Ban quản lý dự án (PMU) dự án PTAR 2 của JICA soạn thảo tài liệu hướng dẫn về thuế GTGT và hóa đơn nhằm hỗ trợ người nộp thuế bằng tiếng Anh.
Trung tâm Đào tạo Kế toán Kimi trân trọng cảm ơn!

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Cẩm nang kế toán ”gối đầu giường” theo VAS và IAS

Cẩm nang kế toán ”gối đầu giường” theo VAS và IAS
Cuốn sách được viết một cách súc tích, dễ hiểu thông qua các ví dụ thực tế sinh động cho tất cả bạn đọc muốn học kế toán tài chính từ căn bản đến cao cấp. Với bố cục hợp lý, logic, có tính hệ thống cao và theo các thông lệ quốc tế, nội dung của sách được trình bày phù hợp với tư duy của nhận thức, từ phần đơn giản đến phức tạp, từ ngắn đến dài và luôn có phần tóm lược mỗi chương hay mỗi phần dài và phức tạp. Với cách viết có sự dẫn dắt, bằng các ví dụ tình huống thực tế, bằng con số từ đơn giản đến phức tạp thông qua các hình minh họa, mỗi chương đều có các định nghĩa chuẩn theo thông lệ quốc tế và Việt Nam, có phần câu hỏi, bài tập, giải bài tập nên cuốn sách rất dễ hiểu, ngay cả đối với những người mới lần đầu tự học kế toán bằng cuốn sách này. Phần đầu của cuốn sách trình bày các vấn đề cơ bản của kế toán cho những người mới lần đầu tiếp cận kế toán, các nhà quản trị doanh nghiệp và các kế toán viên. Các phần tiếp theo thảo luận các vấn đề chuyên sâu và chi tiết của kế toán. Nội dung chính xuyên suốt toàn bộ cuốn sách tập trung vào phần hệ thống hóa và hướng dẫn các chế độ kế toán, VAS, các thực tế kế toán tốt nhất, đồng thời nêu bật những điểm khác biệt giữa VAS và IAS/ IFRS cả về lý thuyết và thực tiễn cũng như phân tích các tồn tại của Kế toán việt Nam và xu hướng của VAS cũng như thực tế kế toán tại phần lớn các doanh nghiệp. Đây là cuốn sách có những khác biệt và thành công nổi bật như sau:

1. Cập nhật đầy đủ tất cả các VAS một cách chính xác, rõ ràng và dễ hiểu thông qua các ví dụ thực tế súc tích
Bên cạnh các nội dung mang tính nguyên tắc và chế độ, cuốn sách đã dùng các ví dụ thực tế sinh động và súc tích để giải thích bản chất và đạo lý của những quy định về cách ghi nhận, báo cáo trong VAS và IAS, đồng thời làm rõ ý nghĩa của các quy định đối với các nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp.
2. So sánh giữa VAS với IAS (và US GAAP) cho từng khoản mục kế toán 
Việc học và sử dụng VAS trong sự so sánh với IAS chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bản chất kế toán, thấy được những điểm còn hạn chế của VAS cũng như xu hướng của VAS và IAS. Việc so sánh được thực hiện trong từng mục của từng chương và có một chương riêng biệt hệ thống hóa các sự khác biệt giữa VAS và IAS. Sách còn hướng dẫn và thực hiện việc chuyển đổi bộ các báo cáo tài chính theo VAS sang IAS/ IFRS.
3. Tính thực hành cao 
Để kế toán thực sự trở thành một công cụ quản trị doanh nghiệp, công tác kế toán yêu cầu nhiều hơn so với những gì mà VAS và chế độ kế toán yêu cầu. Cuốn sách này trình bày các hệ thống kế toán đang được áp dụng rộng rãi và hiệu quả, các thực tế kế toán tốt nhất tại các công ty đa quốc gia và công ty thành công tại Việt Nam kể cả những phần mà chế độ kế toán chưa thảo luận.
- Sách hướng dẫn việc thiết kế và vận hành các hệ thống kế toán hiệu quả nhất từ hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán bằng máy vi tính và bằng tay bao gồm cả các hệ thống tài khoản kế toán tài chính, kế toán quản trị và các báo cáo quản trị. Cuốn sách cũng trình bày cách thiết lập và duy trì một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả về kế toán và hành chính của các công ty thành công trên thế giới cũng như của Việt Nam.
4. Kỹ thuật lập các báo cáo tài chính hợp nhất. 
- Duy nhất trên thị trường hiện nay, sách viết đầy đủ về lý thuyết và thực hành Kỹ thuật lập các báo cáo tài chính hợp nhất, chi tiết các tình huống hợp nhất cho kế toán tập đoàn, công ty liên doanh, liên kết theo VAS và IAS một cách dễ hiểu thông qua các ví dụ.
5. Kỹ thuật tính giá thành theo yêu cầu mới của VAS và của IAS
- Sách thảo luận chi tiết và sinh động về các phương pháp tính giá thành thông thường (Normal costing) theo VAS mới và IAS mà nó khác xa so với cách tính giá thành truyền thống của đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sử dụng cũng như của nhiều giáo trình kế toán hiện có.
6. Sách trình bày gần như song ngữ Việt-Anh
Gần như tất cả các tiêu đề, định khoản kế toán, báo cáo tài chính, thuật ngữ giải nghĩa kế toán đều có phần tiếng Anh kèm theo để người đọc có thể đối chiếu, tham khảo và sẽ rất có lợi cho những ai đang và sẽ làm việc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hay công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài.
7. Bao trùm tất cả các ngành kinh doanh và các loại hình sở hữu
Nội dung sách bao trùm hầu hết các loại hình kinh doanh như sản xuất công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp, xây dựng, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, chứng khoán, đầu tư, ngân hàng và kế toán cho các loại hình sở hữu như kế toán cho các tập đoàn, công ty liên kết, liên doanh, các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty nhà nước, công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
8. Nội dung của cuốn sách đã được thực tế kiểm nghiệm 
Sách này đã được dùng để đọc, tham khảo tại các khóa Kế toán tài chính ở các trường, các trung tâm đào tạo như Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), Viện đào tạo TUV (Đức), Phòng Thương mại và Công nghiệp Luân Đôn (LCCI), Đại học North Central (Mỹ), Kent Institute (Úc), Viện FMIT, Trường doanh nhân PACE…
Sách dày 1.144 trang, khổ lớn 19x27 bìa cứng, in 4 màu sang trọng và được phát hành với giá 300.000 đ.
Các bạn có thể mua tại các hiệu sách trên toàn quốc/.
Công ty Kế toán Kimi trân trọng giới thiệu!

Webketoan Toolbar

Chào các bạn.
Nhằm tạo điều kiện cho các bạn thành viên ngày càng dễ dàng hơn trong việc truy cập vào webketoan cũng như các tiện ích của diễn đàn, diễn đàn đã tiến hành tạo thanh công cụ search trên toolbar của Internet explorer, Firefox, và các trình duyệt khác.

Các bạn có thể tải tại địa chỉ sau: http://webketoan.forumtoolbar.com

Đối với Firefox, sau khi bạn clich vào biểu tượng download thì trình duyệt này sẽ tự động download sau đó cài đặt như 1 Add-ons và các bạn có thể dễ dàng remove họăc Disable khi không muốn sử dụng.

Đối với IE thì các bạn download về và lưu vào máy sau đó install 1 cách bình thường như các phần mềm khác, các bạn có thể remove khi không còn muốn sử dụng.

Thanh công cụ này sẽ dễ dàng giúp bạn chuyển đến các nội dung tương ứng sẵn có trên nó cho dù bạn có đang ở trang webketoan hoặc các tiện ích của diễn đàn hay không vì thế bạn không cần phải gõ địa chỉ hay nhớ địa chỉ khi cần truy cập mà chỉ đơn giản với 1 cái nhấp chuột.

Nếu bạn là người thực sự gắn bó với webketoan và muốn tham khảo nhanh các nội dung có sẵn trong diễn đàn, thư viện, thủ tục hành chính, nghe nhạc, bản tin nội bộ hoặc là tìm kiếm bài viết mong muốn thì đây chính là thanh công cụ không có gì tiện lợi bằng.

Sau đây là các thành phần chính của thanh công cụ này:
       1. Các thành phần của thanh công cụ như sau:
     
Giao diện chính của thanh công cụ
-          Phần trang chủ: Là chỉ mục (index) của các mục nội dung đang có sẵn trong trang chủ, bạn chỉ cần click vào và chuyển đến nội dung cần theo dõi.
-          Phần diễn đàn: đây là link chuyển trực tiếp bạn vào diễn đàn
-          Phần thủ tục hành chính: Cung cấp cho bạn đường dẫn của các bộ thủ tục tham khảo tương ứng
-          Phần thư viện tại liệu: Giúp bạn dễ dàng truy cập vào các nội dung cần download
-          Tìm bài viết: Giúp bạn dễ dàng tìm các bài viết mới phát sinh trong diễn đàn kế từ lần cuối bạn truy cập vào diễn đàn, tìm bài viết mới phát sinh ngay trong ngày hôm đó, tìm bài viết chọn lọc từ diễn đàn và đặc biệt là tìm các bài viết do bạn gửi mà không cần truy cập vào diễn đàn. Để làm việc này thì khi truy cập vào webketoan bạn cần chọn chế độ “Ghi nhớ” cho trình duyệt của mình.
-          Phần Giải trí, nghe nhạc: Giúp bạn kết nối tới trang giải trí của webketoan
-          Phần Bản tin nội bộ: giúp bạn tìm đọc các bản tin đã được đăng tải của webketoan
-          Phần liên hệ: Cung cấp cho các bạn kênh liên hệ với chúng tôi 1 cách nhanh nhất
2. Các tính năng khác
-          Tính năng tự cập nhật thay đổi của thanh công cụ: Giúp bạn dễ dàng cập nhật các thay đổi khi chúng tôi tiến hành làm mới thanh công cụ này mà bạn không phải thông qua các bước cài đặt
-          Tính năng giới thiệu cho bạn bè: Bạn có thể dễ dàng giới thiệu với bạn bè mình về thanh công cụ này để cùng sử dụng có hiệu quả
-          Các tiện ích khác: Tùy chọn – ngoài các tiện ích có sẵn được cung cấp bạn cũng có thể lựa chọn thêm các tiện ích khác được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chẳng hạn giá vàng, giá chứng khoán, tin tức…


Hi vọng với thanh công cụ này sẽ giúp ích nhiều hơn cho các bạn thành viên.

Công ty Kế toán Kimi sưu tầm
Tham khảo thêm: HTKK 3.0.1

Cập nhật 27 văn bản năm 2010-2011 + HTKK 3.0.1

Trish Filexpress mới được cập nhật 27 văn bản mới trong gói cập nhật được phát hành 09-2011. Danh mục văn bản mới cập nhật bao gồm:
  1. 32/2010/TT-BLDTBXH - TT HD về BH thất nghiệp
  2. 106/2010/ND-CP - SDBS ND 85 quản lý thuế & ND 100 về thuế TNCN
  3. 107/2010/ND-CP - QD mức lương tối thiểu đ/v DN nước ngoài
  4. 108/2010/ND-CP - QD mức lương tối thiểu đ/v DN Việt Nam
  5. 162/2010/TT-BTC - SDBS TT 95 HD Kế toán áp dụng cho Cty CK
  6. 57/2010/QH12 - Luật thuế bảo vệ môi trường
  7. 59/2010/QH12 - Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  8. 61/2010/QH12 - Luật SDBS Luật kinh doanh bảo hiểm
  9. 62/2010/QH12 - Luật SDBS Luật chứng khoán
  10. 112/2010/NDCP - ND SDBS ND 06 về XPVPHC trong lĩnh vực thương mại
  11. 2905/QD-BTC - ĐC TT 153 về hóa đơn
  12. 36/2010/TT-BLDTBXH - HD thực hiện mức lương tối thiểu
  13. 54/2010/QH12 - Luật Trọng tài thương mại
  14. 67/2011/QH12 - Luật kiểm toán độc lập
  15. 16/2011/ND-CP - SDBS ND 105 về kiểm toán độc lập
  16. 22/2011/ND-CP - QĐ mức lương tối thiểu chung
  17. 39/2011/ND-CP - SDBS ND 185
  18. 63/2011/ND-CP - QDCT hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại
  19. 70/2011/ND-CP - QĐ mức lương tối thiểu vùng
  20. 21/2011/QD-TTg - Gia hạn nộp thuế TNDN
  21. 13/2011/TT-BTC - SDBS TT 153 về hóa đơn
  22. 18/2011/TT-BTC - SDBS TT 130 về Thuế TNDN
  23. 32/2011/TT-BTC - HD về hóa đơn điện tử
  24. 52/2011/TT-BTC - HD QD 21 về gia hạn nộp thuế TNDN
  25. 113/2011/TT-BTC - SDBS các thông tư về thuế TNCN
  26. 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA - Hóa đơn chứng từ lưu thông hàng nhập khẩu
  27. 28/2011/TT-BTC - TT 28 về Quản lý thuế
  28. 28. HTKK 3.0.1
Các bạn tải tại đây nhé
Công ty Kế toán Kimi sưu tầm
Theo Webketoan.vn

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Thuế thu nhập doanh nghiệp – ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nếu như trước đây thuế TNDN là khoản nợ mà Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước được hạch toán khấu trừ vào phần Lợi nhuận chưa phân phối, thì hiện nay thuế TNDN lại được quy định là một khoản chi phí thuế. Điều này cũng dẫn đến cách phản ánh số liệu vào Sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính cũng khác trước và đặc biệt là trình bày khoản chi phí thuế này trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Nhằm giúp người làm kế toán và  những đối tượng quan tâm hiểu rõ hơn Tác giả sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề này.
Thứ nhất, Liên quan đến các Bảng và Sổ kế toán
Theo quy định hiện nay liên quan đến chi phí thuế, Doanh nghiệp phải mở các Bảng, Sổ kế toán sau đây để theo dõi:
- Bảng xác định chệnh lệch tạm thời chịu thuế, Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ, Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng, Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Mẫu các Bảng và cách ghi chép số liệu đã được hướng dẫn tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
- Sổ cái TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và Sổ chi tiết cho từng loại Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch
- Sổ cái TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và Sổ chi tiết cho từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch.
- Sổ cái TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và Sổ chi tiết TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành, TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Thứ hai, Trình bày Báo cáo tài chính riêng
Trên Báo cáo tài chính riêng trình bày không bao gồm các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài. Vì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN “trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết kinh tế mà khoản thu nhập đó đã được cơ sở kinh doanh nhận vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, liên kết kinh tế nộp thuế TNDN chia cho thì khoản thu nhập này không phải chịu thuế TNDN”
- Trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
+ Chỉ tiêu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: được trình bày trong chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – mã số 262. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ trên Sổ cái TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
+ Chỉ tiêu Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: được trình bày trong chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” – mã số 335. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ và số dư Có trên Sổ cái TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Sửa chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (Mã số 51) thành 2 chỉ tiêu: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52”
+ Chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
+ Chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).
- Trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bổ sung mục 21 Phần V. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
 a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:

Cuối năm
Đầu năm
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
-  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng
-  Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả


+ Bổ sung mục 31 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Năm nay
Năm trước
-  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
+ Bổ sung mục 32 Phần VI. của Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Năm nay
Năm trước
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
(…)
(…)
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
(…)
(…)
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả
(…)
(…)
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
+ Doanh nghiệp phải giải trình riêng rẽ các thông tin sau trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.


  • Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu;




  • Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau:




  • Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với thuế suất áp dụng; hoặc




  • Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả bình quân với thuế suất áp dụng.




  • Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán;




  • Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng;




  • Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng;




  • Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán;




  • Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận, khi: 




  • Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và




  • Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có liên quan.



  • Thứ ba, trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất
    Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Vì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngỳ 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN “trường hợp khoản thu nhập nhận được đã nộp thuế ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế TNDN. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được khấu trừ số thuế thu nhập mà cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật thuế TNDN cho khoản thu nhập nhận được đó”
    * Thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất
    - Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế khi lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con hoặc áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc có chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp . Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có thể phát sinh khi:
    + Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà doanh nghiệp được quyền nhận trong năm đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng.
    + Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
    - Phương pháp xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
    + Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế: Cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Để tổng hợp các khoản chênh lệch tạm thời, doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” với các chỉ tiêu phù hợp. Căn cứ để lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi lập báo cáo tài chính  hợp nhất” là số chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm liên quan đến từng khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
    - Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào số chênh lệch tạm thời chịu thuế đã xác định được, kế toán xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả làm căn cứ ghi nhận và trình bày thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” với các chỉ tiêu phù hợp
    - Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất
    + Trường hợp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
    Tăng khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
              Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”.
    + Trường hợp phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
    Giảm khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”.
    Giảm khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
    * Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất
    – Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất: Doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi áp dụng phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu để kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ở nước ngoài trên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc có chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi:
            + Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của doanh nghiệp;
            + Doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp liên doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất.
    – Phương pháp xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại
    + Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Cuối mỗi năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” để phản ánh các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
    + Xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm: Cuối năm tài chính, căn cứ vào các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ xác định được khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận và trình bày tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Biểu số 05) để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm phát sinh từ các khoản chênh lệch  tạm thời được khấu trừ và xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ của các năm trước khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
    - Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên báo cáo tài chính hợp nhất
    + Trường hợp phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
    Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
              Giảm khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”.
    + Trường hợp phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
    Tăng khoản mục “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
              Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”.
    Th.S Chúc Anh Tú
    Khoa Kế toán, Học viện tài chính